NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU DẠ DÀY
Đau dạ dày là chứng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Đau dạ dày một trong những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Là một bệnh lý phổ biến thế nhưng ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày tương đối lớn.
Mỗi người mang triệu chứng bệnh khác nhau, nguyên nhân khác nhau nhưng phát bệnh giống nhau là đau dạ dày. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu triệu chứng, nguyên nhân và cách triều trị bệnh đau dạ dày cũng như cách phòng và nên tránh khi mắc bệnh đau dạ dày.
Xem thêm:
Bí quyết giảm đau bụng kinh hiệu quả
Mùa dịch ở nhà làm gì cho bớt buồn chán
Qua bài viết sau đây, bạn sẽ nắm bắt được tất cả thông tin hữu ích về bệnh đau dạ dày. Hy vọng giúp ích cho bạn cũng như người thân trong cách phòng và điều trị bệnh đâu dạ dày dứt điểm.
Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày chính là tình trạng dạ dày của bệnh nhân bị tổn thương với nguyên nhân chủ yếu là bị viêm loét. Khi bị đau dạ dày, những cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Khi ăn quá no hoặc đang trong tình trạng quá đói thì cũng đều xuất hiện những cơn đau.
Về lâu dài tình trạng đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây đau dạ dày:
Do lạm dụng thuốc:
Một số thuốc – cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Do tâm lý:
Những người làm việc trong môi trường áp lực và thường xuyên bị căng thẳng thì tỷ lệ bị đau dạ dày sẽ cao hơn người khác. Khi tâm lý bị căng thẳng sẽ khiến cho dạ dày bị co bóp và tiết ra các chất dịch. Từ đó làm mất cân bằng độ pH mà làm cho dạ dày bị bào mòn gây nên tình trạng viêm loét.
Bị đau dạ dày do thói quen ăn uống:
Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày. Những người thường xuyên có thói quen ăn uống không tốt đều sẽ rất dễ dẫn đến các căn bệnh liên quan về dạ dày.
Triệu chứng nhận biết đau dạ dày:
Đau ở vùng thượng vị:
Đây là một triệu chứng phổ biến nhất và cũng là dấu hiệu nhận biết dễ nhất. Những người bị đau dạ dày thường sẽ cảm thấy đau ở vùng thượng vị, thỉnh thoảng còn bị tức ngực. Thế nhưng, triệu chứng này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.
Triệu chứng đau dạ dày gây buồn nôn:
Trong trường hợp viêm mạc dạ dày đã bị tổn thương thì bệnh nhân sẽ bị kích thích gây nên cảm giác buồn nôn và rất khó chịu.
Dấu hiệu đau dạ dày gây ợ chua:
Đây cũng là nguyên nhân khiến dạ dày tăng tiết dịch. Từ đó khiến cho môi trường pH bên trong dạ dày bị mất cân bằng dẫn đến hiện tượng trào ngược thực quản gây nên tình trạng ợ chua.
Chán ăn:
Đa số những người bị đau dạ dày đều sẽ có cảm giác chán ăn và không thấy đói. Vì vậy, số lượng thức ăn được nạp vào người sẽ ít hơn khiến nguồn năng lượng không được cung cấp đủ. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến cơ thể bị suy nhược.
Bị xuất huyết tiêu hóa:
Với những trường hợp đau dạ dày nặng thì sẽ có hiện tượng dạ dày bị xuất huyết. Biểu hiện nhận biết là nôn ra máu tươi và khi đi đại tiện sẽ thấy phân có màu cà phê. Khi bạn thấy có dấu hiệu này thì có nghĩa là bệnh đau dạ dày của bạn đã rất nghiêm trọng.
Đừng xem thường bệnh đau dạ dày, Khi có một trong những triệu chứng của bệnh đau dạ dày thì bạn hãy mau chóng đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để có biện pháp và cách điều trị tốt nhất
Vị trí những cơn đau dạ dày xuất hiện:
Cơn đau ở vùng thượng vị:
Đây là vùng nằm ở phía trên rốn và ở dưới vùng xương ức. Bệnh nhân đau dạ dày ở vùng này sẽ có những cơn đau dữ dội hoặc những cơn đau âm ỉ kéo dài. Thậm chí, có nhiều trường hợp cơn đau ở vùng thượng vị sẽ lấn sang vùng ngực hoặc cũng có thể bị xiên ra phía sau lưng.
Đau ở vùng bụng giữa:
Đây là khu vực có khá nhiều bộ phận và cơ quan nội tạng nên bệnh nhân đau dạ dày thường sẽ khó để phân biệt được dấu hiệu của các bệnh lý khác. Những cơn đau thường quặn thắt hoặc đau âm ỉ và lan sang cả vùng bụng ở phía bên phải. Bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn, những triệu chứng khó tiêu, ợ chua a và cả đầy bụng, …
Cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái:
Đây cũng là một trong những khu vực xuất hiện của cơn đau dạ dày. Bệnh nhân bị đau ở vùng này thường sẽ đau khi có cảm giác đói. Khi ăn vào thì cơn đau này sẽ giảm nhưng vẫn sẽ bị tức bụng. Một số còn thấy nóng bụng, khó tiêu và bị đầy hơi, …
Khi bạn nhận biết được dấu hiệu thì sẽ biết những cơn đau của mình nằm ở vị trí nào.
Cách điều trị đau dạ dày tại nhà:
Uống nhiều nước:
Theo các chuyên gia y tế, nước có vai trò quan trọng giúp thải độc tố và hydrat hóa ruột kết, tham gia vào quá trình phân hủy sinh hóa lipid, protein và carbohydrate. Nhờ vậy, nước giúp phân giải thức ăn, tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Hỗ trợ hoạt động của dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
Men tiêu hóa
Để có thể phân hủy toàn bộ thức ăn, bổ sung men tiêu hóa trong thời gian ngắn là cách chữa đau dạ dày tại nhà tiện lợi và có hiệu quả. Người bệnh uống men vi sinh sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau dạ dày để giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể tạo thói quen uống men tiêu hóa trước bữa ăn khoảng 30 phút để tăng cường hoạt động của dạ dày.
Gừng:
Gừng có tính ấm, giúp kháng viêm và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, gừng còn giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau dạ dày khẩn cấp.
Đặc biệt, gừng có khả năng cải thiện cảm giác buồn nôn và ợ chua rất hiệu quả.
Sử dụng nước muối loãng
Nước muối có khả năng ức chế một phần vi khuẩn trong dạ dày, đồng thời làm sạch dạ dày, giảm co thắt dạ dày. Chỉ cần pha một chút muối với nước ấm để được một dung dịch muối loãng rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ.
Trà mật ong
Mật ong không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn được dùng như một vị thuốc dân gian tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Trong mật ong có các chất chống oxy hóa, giảm viêm và làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Chuối xanh
Chuối xanh có vị chát, tính mát, giúp lợi tiểu, bổ tỳ, nhuận tràng. Dùng chuối xanh có thể làm gia tăng chất dịch nhầy trong niêm mạc dạ dày, tăng cường bảo vệ niêm mạc và hạn chế được tổn thương.
Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng nghệ vàng kết hợp với dừa:
Dừa tươi đem chặt phần đầu, chọc thủng một lỗ rồi đặt lên bếp. Đun sôi nước dừa với ngọn lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sau đó, đổ nước dừa và cạo cả cùi dừa ra tô. Chia lượng nước này thành 2 lần, uống trước bữa ăn chừng 30 phút.
Nghệ đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và uống vào lúc 4 giờ sáng. Khi nằm ngủ, lấy gối để kê ngang thắt lưng để ngủ tiếp.
Kiên trì áp dụng bài thuốc từ nghệ và dừa trong khoảng 3 ngày sẽ thấy nó đem lại tác dụng rõ rệt. Cơn đau dạ dày cũng vì vậy mà được giảm bớt.
Giảm đau dạ dày nhanh chóng bằng cách xoa bụng:
đây là phương pháp được ứng dụng trong vật lý trị liệu. Các nghiên cứu cho thấy, việc tác động vào vùng bụng giúp làm giảm các cơn co thắt, hỗ trợ xoa dịu và làm giảm cơn đau ở dạ dày.
Tiến hành thực hiện như sau:
Cho vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều cho đến khi tay nóng lên.
Tiếp đó, thực hiện động tác xoa bóp vùng bụng theo các hướng lên – xuống và trái – phải.
Thực hiện liên tục trong khoảng 10 – 15 phút khi vùng bụng cảm thấy ấm lên.
Bạn có thể tác động vào một số huyệt đạo giúp giảm đau dạ dày như: Huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thái Xung, Tam Âm Giao, huyệt Trung Quản…
Người bệnh nên áp dụng cách này sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tránh xoa bóp khi bụng quá no vì có thể làm bệnh chuyển biến nặng hơn.
Chườm ấm giảm đau dạ dày hiệu quả:
Đây là phương pháp được y học cổ truyền công nhận về hiệu quả và được áp dụng rộng rãi. Cách thực hiện biện pháp chườm ấm trị đau dạ dày như sau:
Chuẩn bị một túi chườm, đổ nước ấm với nhiệt độ 50 – 65 độ C vào túi.
Đặt túi chườm lên vùng thượng vị trong 10 – 20 phút đến khi túi nước nguội.
Trong quá trình đặt túi chườm, người bệnh kết hợp hít thở sâu để nhanh chóng giảm cảm giác đau rát khó chịu.
Phương pháp này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu đường ruột, dạ dày. Góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.
Một số lưu ý chăm sóc cơ thể giảm đau dạ dày hiệu quả:
- Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh. Cái gì bạn ăn cũng quan trọng như cách mà bạn ăn. Ăn các khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa, và thư giãn khi ăn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Tập luyện nhiều. Tập luyện làm tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để tiêu hóa tốt. Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Hạn chế stress. Stress làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày.
Có rất nhiều mẹo giúp bạn giảm cơn đau dạ dày tại nhà nhưng quan trọng bạn nên đến bác sĩ để có cách điều trị và thăm khám chính xác căn bệnh dạ dày của mình nhé. Hi vọng gợi ý của chúng tôi trên đây đã giúp bạn có thêm lựa chọn để xử lý dứt điểm căn bệnh của mình. Chúc bạn sớm tìm được liệu trình phù hợp và nhanh khỏi bệnh.