(qquangcao.vn) Bao tử hay còn được gọi với cái tên khoa học là dạ dày, ngày nay mọi người luôn chú trọng đến sức khỏe đặc biệt là bao tử (dạ dày).
Để dạ dày luôn duy trì được khả năng làm việc tốt, lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu. Bởi thực phẩm là nguyên nhân cần thiết cho dạ dày hoạt động nhưng cũng là yếu tố thuận lợi gây nên những bệnh lý như viêm loét nếu sử dụng không đúng cách. Nhưng làm thế nào để chọn lựa được những thực phẩm tốt cho dạ dày?
Cùng qquangcao.vn chia sẻ kiến thức về top những loại thực phẩm tốt cho bao tử của bạn.
1. Xây dựng chế độ ăn tốt cho dạ dày
Dạ dày là một trong những nhân tố quyết định trong hệ tiêu hóa, là nơi tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn ngay từ giai đoạn đầu. Do đó các thành phần hóa học trong đồ ăn thức uống sẽ tác động trực tiếp và nhanh chóng lên thành dạ dày. Vậy nên nếu sử dụng thực phẩm không tốt, niêm mạc dạ dày dễ bị viêm loét tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Xây dựng một chế độ ăn an toàn cho dạ dày tức là bạn đang củng cố lá chắn bảo vệ sức khỏe của bản thân được hoàn hảo hơn.
Một chế độ ăn uống tốt cho dạ dày phải đảm bảo các nguyên tắc vàng sau đây:
- Thực phẩm sạch, an toàn, không chứa chất gây hại cho dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm chiên rán, ngâm muối vì chúng rất khó tiêu.
- Tránh đồ ăn sống, đồ ăn lạnh vì chúng kích thích niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Ăn uống đúng giờ giấc, ăn chậm nhai kĩ sẽ giúp dạ dày tiết kiệm được năng lượng không cần thiết cho việc tiêu hóa đồ ăn.
Top 7 loại thực phẩm tốt cho bao tử
1. Chuối:Chuối được xem là thực phẩm tốt cho bao tử vì dễ tiêu hóa, không gây kích ứng cho dạ dày và đường tiêu hóa trên. Ngoài ra trong chuối còn có nhiều chất xơ giữ cho hệ thống hoạt động đều đặn, giúp phục hồi sau tiêu chảy. Vitamin B6 có nhiều trong chuối giúp giảm đầy hơi và magie giúp thư giãn cơ bắp.
2.Thịt gà là thực phẩm tốt cho bao tử: Bổ sung protein là rất quan trọng, đặc biệt là với những người bị bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại đạm thịt trắng như cá và thịt gà sẽ dễ tiêu hóa hơn, chế biến đơn giản hơn thịt đỏ. Trong gà có chứa hàm lượng protein cao, thúc đẩy sản sinh ra tế bào mới và hỗ trợ làm lành các vết loét dạ dày nhanh chóng.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo rằng người bệnh nên thường xuyên sử dụng thịt gà để làm thư giãn các cơ trơn ở dạ dày. Điều hòa quá trình co bóp dạ dày, hạn chế các cơn đau xảy ra ở vùng thượng vị.
Thịt gà là thịt trắng giàu protein cung cấp cho cơ thể
3.Yến mạch: Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt là cách hợp lý để làm dịu các cơn đau bụng, ngăn ngừa các bệnh đường ruột. Chất xơ hòa tan từ yến mạch rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, người bị đau dạ dày nên ăn ít nhất 25-35g chất xơ mỗi ngày.
4. Cải xanh là thực phẩm tốt cho bao tử: Cải xanh là một loại rau có chứa hợp chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP. Trong rau cải xanh cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe.
5. Tỏi: Thực phẩm kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa tốt không thể không nhắc tới tỏi. Tỏi giàu chất chống oxy hóa, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Chiết xuất tỏi theo nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy có thể giúp ngừa viêm dạ dày. Tỏi cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa trơn tru hơn, giảm gánh nặng dạ dày. Có thể thêm tỏi vào như một loại gia vị khi chế biến món ăn hàng ngày.
6. Táo: Ăn táo là cách tuyệt vời hỗ trợ giảm đau dạ dày. Táo dễ tiêu hóa và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng quan trọng, vitamin và chất khoáng có chức năng như chất điện giải giúp cân bằng lượng chất lỏng cho cơ thể. Thực phẩm giàu flavonoid như táo, cam, việt quất, cần tây, hành tây… cũng cung cấp các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
7. Sữa chua: Sữa chua có chứa probiotics là các men vi sinh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các loại vi khuẩn tốt còn hỗ trợ chống viêm loét dạ dày.
Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho bao tử
-
Thức ăn cần được thái nhỏ, chế biến kĩ, mềm. Tốt nhất là luộc, hấp hoặc hầm giúp người đau dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Tránh chiên, xào thực phẩm gây khó tiêu hóa.
-
Ăn chậm và nhai kĩ, tránh phân tâm trong lúc ắn uống. Tránh vừa ăn vừa xem phim, đọc báo… để tăng bài tiết nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
-
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày thường xuyên có thức ăn, trung hòa lượng acid dịch vị trong dạ dày.
-
Không nên để bụng quá đói hoặc quá no. Vì lúc này dạ dày cần co bóp mạnh hơn gây đau đớn, thậm chí chảy máu.
-
Tránh các loại đồ ăn có kết cấu quá đặc khiến cho dịch vị khó ngấm vào giữa khối thức ăn. Tránh thức ăn quá lỏng làm loãng dịch vị và giảm khả năng tiêu hóa.
-
Tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, khiến dạ dày co bóp mạnh gây đau. Thức ăn ấm khoảng 50 độ rất tốt cho sự hấp thu của hệ tiêu hóa.
Một số bệnh dạ dày thường gặp nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều người mắc phải bệnh dạ dày. Nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày thường là do áp lực trong cuộc sống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng không hợp lí. Việc nắm rõ những bệnh dạ dày thường gặp giúp chúng ta chủ động phòng tránh tốt hơn.
Các bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện khá giống nhau nên gây nhầm lẫn, dẫn đến điều trị không hiệu quả. Các bệnh dạ dày dễ gặp phải hiện nay phải kể đến là:
- Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Khi mắc bệnh này người bệnh thường có biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, chán ăn, buồn nôn, người trở nên mệt mỏi
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh hình thành do tình trạng thức ăn, dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản dẫn tới các triệu chứng điển hình như: buồn nôn, ợ chua, nóng miệng, nóng rát thực quản.
- Bệnh viêm hang vị dạ dày: Hang vị là phần cuối của dạ dày. Viêm hang vị dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc ở vùng hang vị bị viêm gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đối tượng nhưng đa phần là trên 35 tuổi.
- Bệnh xuất huyết dạ dày: Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sẽ làm vết loét trở lên nghiêm trọng và gây nên xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng chảy máu có thể đe dọa tới tính mạng nếu mất máu quá nhiều. Triệu chứng điển hình chính là người bệnh nôn ra máu, phân đen, người mệt mỏi, xanh xao.
- Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn HP cư trú ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng khi gặp cơ hội thuận lợi chúng sẽ tấn công và gây ra viêm. Bệnh thường có diễn biến âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Do đó, xét nghiệm là phương pháp phổ biến để xác định có hay không vi khuẩn HP trong dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Bệnh ung thư ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu điển hình của ung thư là: đau bụng, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, chán ăn
Mặc dù chúng ta có thể điều trị các bệnh đau dạ dày lành tính bằng thuốc nhưng khi xuất hiện dấu hiệu bệnh thì bạn không được tự ý sử dụng thuốc. Đặc biệt là thuốc giảm đau, bởi có thể làm các triệu chứng ở dạ dày biến chứng nặng hơn. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch điều trị, các lời khuyên về chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng để giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Trên đây là một số kiến thức về dạ dày (bao tử) hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn, giúp bạn có chế độ ăn lành mạnh và tốt nhất.
xem nhà hàng - quán ăn tại Bình Thuận