BÌNH THUẬN VÙNG ĐẤT BÌNH DỊ VÀ AN YÊN
(qquangcao.vn)
Khái quát vị trí địa lý khu vực Bình Thuận
• Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
• Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía nam
• Cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km
• Cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía bắc.
• Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bình Thuận là một vùng đất hấp dẫn lòng người, từ những cảnh đẹp mê đắm đến những lễ hội văn hóa đặc sắc, hay đơn giản là vì tình yêu của những con người hiền hậu, chân chất nơi đây. Không chỉ thế, nếu bạn là người thích khám phá sự đặc biệt của con số 1 trong các lĩnh vực khác nhau thì Bình Thuận chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
• Tổng diện tích: 7.828 km²
• Chiều dài bờ biển: 192 km
• Diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²
HÀNH CHÍNH
• Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính và 127 xã, phường và thị trấn bao gồm:
• Thành phố Phan Thiết: 14 phường và 4 xã
• Thị xã La Gi: 5 phường và 4 xã
• Huyện Tuy Phong: 2 thị trấn và 11 xã
• Huyện Bắc Bình: 2 thị trấn và 16 xã
• Huyện Hàm Thuận Bắc: 2 thị trấn và 15 xã
• Huyện Hàm Thuận Nam: 1 thị trấn và 12 xã
• Huyện Tánh Linh: 1 thị trấn và 13 xã
• Huyện Hàm Tân: 2 thị trấn và 8 xã
• Huyện Đức Linh: 2 thị trấn và 11 xã
• Huyện đảo Phú Quý: 3 xã
ĐỊA HÌNH
Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển.
Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km.
Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m).
Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.
KHÍ HẬU
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
• Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
• Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
• Nhiệt độ trung bình: 26 - 27°C
DÂN SỐ
• Tổng dân số: 1,201 triệu người (2013)
Dân tộc : Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộcChăm, Ra Glai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng,Mường...
KINH TẾ
Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông.
• Thủy sản
Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).
Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệplà đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.
• Nông - Lâm Nghiệp:
Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với:
• 10.000 ha thanh long
• 30.000 ha điều
• 15.000 ha bông vải
• 20.000 ha cao su
• 2.000 ha tiêu
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò,heo... Trong vài năm trở lại đây, diện tích cây điều bị sụt giảm đáng kể do giá hạt điều bị giảm, cây thanh long và cây cao su liên tục tăng diện tích.
DU LỊCH
Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát – thể thao – leo núi – du thuyền – câu cá – đánh gôn - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có hai sân golf 18 lỗ: Novotel và Sealinks mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn.
DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
• Lịch sử văn hoá
Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu.
Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo (nghĩa là "đời đời tốt đẹp"). Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
Thuê xe máy phan thiết tại đây: https://goo.gl/maps/RHTfmLzmQZmt63qz5
Danh lam thắng cảnh
• Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết)
• Đồi Dương - Thương Chánh (Phan Thiết)
• Mũi Né (Phan Thiết)
• Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam)
• Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)
• Bàu Trắng (Bắc Bình)
• Chùa Cổ Thạch (Tuy Phong)
• Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Tuy Phong)
• Hồ Hàm Thuận - Đa Mi (Hàm Thuận Bắc)
• Hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc)
• Đồi Dương (Phan Thiết)
• Thác bà (Tánh Linh)
• Núi Cao Cát (Phú Quý)
• Hòn Tranh (Phú Quý)
• Bãi Nhỏ (Phú Quý)
• Vịnh Triều Dương (Phú Quý)
Xem chi tiết tại:
Di tích lịch sử - Văn hóa
• Trường Dục Thanh (Phan Thiết)
• Mộ cụ Nguyễn Thông (Phan Thiết)
• Tháp Po Sah Inư (Phan Thiết)
• Vạn Thủy Tú (Phan Thiết)
• Đình làng Đức Nghĩa (Phan Thiết)
• Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam)
• Dinh Thầy Thím (Hàm Tân)
• Chùa Linh Quang (Phú Quý)
• Vạn An Thạnh (Phú Quý)
(Nguồn: Theo Internet)
Nội Dung: Cơm Niêu trong văn hóa ẩm thực Việt
Điện Thoại: 0399 922 245
Địa chỉ: R13-14-15 Tôn Đức Thắng, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
Vị trị Google Map: https://g.page/comnieu